Thơ viết ở biển
Tác giả: Hữu Thỉnh
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành nhạc phẩm Biển, nỗi nhớ và em.
Dưới đây là phiên bản do Mỹ Linh trình bày.
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Những câu thơ thể hiện sự cô đơn đến tột cùng khi vắng bóng người yêu thật ám ảnh. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta bắt gặp rất nhiều những phút giây ám ảnh như thế. Nhà thơ viết tiếp:
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Thóang ngỡ ngàng của biển, cũng là thoáng ngỡ ngàng của chàng trai luôn tự nghĩ mình ” dài rộng” . Thế mới biết cô gái có sức mạnh đén mức nào. Nhà thơ so sánh rất đôc đáo:
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Hai mệnh đề : Gió và Em đặt song saong với nhau, soi chiếu cho nhau, tạo ra ấn tượng thật đặc biệt: Em đâu phải là chiều, em chỉ là em thôi mà lại nhuộm anh” đến tím”- cách dùng từ vừa giản dị lại vừa chau chuốt.
Hai câu thơ này của Hữu thỉnh hay ở chỗ nó vừa chân thật đén nao lòng lại vừa hình tượng đến khó hiểu.” Nhuộm anh đến tím” nghĩa là sao? Tôi chắc có nhiều bạn đọc đã tự đặt cho mình câu hỏi ấy khi đọc bài thơ này.
NHững câu thơ kết cũng rất hay:
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…
Chàng trai đã tự bộc lộ lòng mình một cách không giấu diếm:” Anh nghiêng ngả vì em” hẳng phải vì sóng đâu mà vì em đấy bởi vì:”Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến” Muốn kín đáo mà cũng không được vì yêu em quá rồi, em ơi!!!
http://hangnga14.violet.vn/entry/show/entry_id/3597466
Hữu Thỉnh là một nhà thơ quân đội. Độc giả hẳn đã quen với “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” và nhiều bài thơ khác của ông viết về người lính. Nhưng hẳn độc giả cũng quen thuộc với một thi phẩm của ông viết về tình yêu. Đó là bài “Thơ viết ở biển” in trong tập “Thư mùa đông” năm 1994. Ta hãy xem Hữu Thỉnh viết về tình yêu như thế nào.
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn.
Mặt trăng và mặt trời vốn chỉ có một và tạo hóa sinh ra chúng đã lẻ. Nhưng khi anh xa em thì ngay cả những hiện tượng tự nhiên bình thường cũng trở nên bất thường.
Tác giả lấy hình tượng thuyền và biển vốn rất quen thuộc để nói về anh và em, trong đó anh được ví như biển, em được coi là thuyền. Biển nâng đỡ con thuyền, biển là nơi cho con thuyền em được thỏa sức ra khơi.
Bao la là đại dương, mênh mông là biển rộng. Biển bao dung thu nhận tất cả và cho con người bao khoáng sản, hải sản. Biển thật mạnh mẽ. Mạnh mẽ như một chàng trai khỏe mạnh. Nhưng sẽ là cô đơn, là lẻ loi, là buồn cho biển nếu như không có cánh buồm. Một chàng trai khỏe mạnh để làm gì nếu không có người yêu? Một thứ tình yêu gắn bó, khăng khít không thể chia lìa.
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím.
Gió thổi mòn đá núi dù gió chỉ là dòng không khí chuyển động, vậy mà có khi như những nhát roi quất vào làm cho những khối đá vững chắc phải tổn thương. Em xa anh tưởng như vô hại, mà làm anh phải buồn khổ đến thế. Em cũng không phải là bóng chiều đe dọa tắt đi ánh sáng rực rỡ của ban ngày mà bao trùm lên bằng một màn đêm đầy bóng tối. Nhưng em đã nhuộm anh đến tím vì sao? Sự ảnh hưởng này không phải xuất phát từ người con gái mà chính từ người con trai, người con trai đã yêu người con gái và cảm giác này tồn tại riêng ở anh. Sự “nhuộm anh đến tím” ở đây phải chăng là sự thay đổi ở người con trai. Bởi vì anh yêu cô ấy. Có những câu thơ mà người đọc chỉ có thể cảm nhận mà không thể phân tích được rạch ròi, nhất là mang thi pháp học ra để soi chiếu thì lại càng không được. Hai câu thơ này là như thế chăng?
Xuân Quỳnh cũng dùng hình ảnh thuyền và biển để nói về tình yêu:
Nêu biển phải xa thuyền
Biển bạc đầu sóng vỗ
Xuân Quỳnh chỉ nêu ra một giả thiết, còn Hữu Thỉnh thì đang ở trong hoàn cảnh đó bởi câu đầu tiên “Anh xa em” nên tính thuyết phục cao hơn? Thêm nữa biển có bao giờ thiếu sóng bạc đầu?
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em…
Cuộc đời của một con sóng được bắt đầu từ khi nó hình thành và kết thúc khi nó đã vào bờ. Khi phổ nhạc bài thơ này, người nhạc sĩ đã rất có lí khi thay cụm từ “chẳng đi đến đâu” bằng “có nghĩa gì đâu” để nói rằng chẳng để làm gì, chẳng có tác dụng gì, chẳng có ý nghĩa gì… Sóng sẽ trở nên vô nghĩa nếu như nó không mang cô gái đến với anh. Hiểu một cách trực quan, con thuyền mà lại là thuyền buồm muốn chuyển động phải nhờ đến gió, mà gió thì tạo ra sóng. Thuyền và sóng chuyển động cùng chiều với nhau. Gió thổi mà làm gì, sóng vỗ mà làm gì nếu thiếu cánh buồm. Biển dài rộng mà làm gì nếu thiếu sự sống. Anh sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có em. Người đọc có thể nhận thấy có hai thứ sóng. Một là sóng của biển và một là sóng trong lòng. Sóng biển chỉ làm anh nghiêng ngả thân mình còn sóng trong lòng làm anh thay đổi như thế nào phần trên bài thơ đã nói đến. Theo tôi ba dòng thơ cuối chứa hai mệnh đề. “Vì sóng đã làm anh /nghiêng ngả”. Còn “Vì em…/…) thì khuyết vế sau mà thực ra tác giả đã làm rõ ở bên trên. Đây cũng là cách so sánh nhưng là so sánh ngược.
Mặt trời, mặt trăng, sóng, gió, biển. Tất cả đều cô đơn, đều lẻ loi khi anh xa em.
Cả bài thơ là một không gian rộng rãi nhưng mang màu sắc trầm buồn, một sự cô đơn, trống vắng đến mênh mang.
Tình yêu là như thế này đây.
Yêu nhau mà phải xa nhau khổ thế này đây.
Biển có khi đầy, có khi vơi. Tình yêu có khi mặn mà, có khi giông bão. Nhưng khi người ta đã yêu nhau thì trọn vẹn một tình yêu với nhau để khi xa nhau thì nhớ còn gặp nhau thì hạnh phúc vô bờ.
ngày xưa Lí Bạch không làm thơ vịnh Hoàng Hạc lâu vì trước mắt đã có thơ của Thôi Hiệu, nay Hữu thỉnh đã nói rất nhiều rồi, hà tất phải bình luận gì nữa
giờ này phải xa anh thật rồi mới thấm hết nỗi nhớ. T ơi, yêu anh thật nhiều mà không có cách nào xoa dịu bớt, chỉ mượn lời biển nói hộ lòng em thôi
thơ thơ