Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

  • Nguyệt cầm

    Tác giả:

    Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
    Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
    Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
    Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

    Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
    Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
    Vì nghe nương tử trong câu hát
    Đã chết đêm rằm theo nước xanh

    Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
    Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi
    Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
    Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…

    Bốn bề ánh nhạc, biển pha lê
    Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
    Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
    Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

    Bình luận

    1. saitn_sakura says:

      những bài thơ này cũng bình thường!

    2. nguyentho says:

      LONG LANH TIẾNG SỎI VANG VANG HẬN Đọc câu này lại nhớ mới ngày nào đây thôi người ta đã nhẫn tâm đâp phá bức tường nhà ông
      Còn có một câu thơ nữa mà khi liên tưởng đến thảm kich vừa rồi , tôi tin rằngi có kẻ phải bật khóc:
      CÁI CHUM ĐANG CÒN ĐỰNG NƯỚC,MIẾNG GƯƠNG CÓ THỂ SOI GƯƠNG
      KHÔNG THỂ TIỆN TAY VỨT THANH GỖ LÀM THÀNH MẢNH CỦI

    3. lilly266 says:

      mỗi người có một nhận định riêng về bài thơ này mình rất muốn đọc và tham khảo những ý kiến đó của các bạn. mình đang làm bài luận về XD nên rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn. thaks!

    4. Lê Minh Hiếu says:

      Thơ hay!

    5. Hằng Phạm says:

      mình mới đọc được một đoạn trong sách nghiên cứu bt này theo phương pháp giải cấu trúc. khá mới lạ.ở đây có sự đăng đối, thóng nhất giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc con người.

    6. Pham Đinh Phuong says:

      Tương phản với người bình luận đầu tiên, những ai từng học Việt Văn ở các trường trung học Miền Nam trong thập niên 1950 và 1960 đều biết Xuân Diệu là một đại biểu đặc sắc của dòng Thơ Mới mang âm hưởng của Phong Trào Lãng Mạn (Romanticism)ở Việt Nam, một phong trào tìm cách lật đổ Đường Thi đã ảnh hưởng đến thi nhân Việt Nam qua bao nhiêu thế kỷ.
      Tuy nhiên, điều ngạc nhiên ở đây là ta gặp lại sự bàng bạc của Đường Thi qua sự giao hòa tuyệt diệu giữa trăng, nhạc và người. Chúng ta dường như bị đặt vào khung cảnh xa xưa với ý tứ và lời thơ mang tính cổ phong như việc dùng điển tích sông Tầm Dương (nơi Bạch Cư Dị gặp một gái giang hồ). Nhưng từ ngữ của bài thơ này lại vượt quá khuôn sáo của Đường Thi mà mang âm hưởng của Tây Phương như “Mây trắng trời trong đêm thủy tinh (crystal clear night)”, hay ở stanza cuối, “Bốn bề ánh nhạc biển pha lê…đến sao Khuê”
      Quả là một bài thơ quá hay.

    ví dụ: http://www.example.com

    Lời bình: (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)