Hoa sen
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!
Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến cha mẹ chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
….Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tất cả là trong cái chữ “gần”
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh…
Tất cả, tất cả, tất cả!…
Là do bùn hôi nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân
Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ…
Nhân danh bùn
Nhân danh sen
Tôi đề nghị:
Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!
Mặc dù tôi cũng là người yêu thích vân chương và cũng có bập bẹ tập sáng tác đôi chút. Nhưng thật tình, tôi không hiểu tác giả bài viết này viết gì và muốn nói gì! Tôi không tin được rằng Bài ca dao dan gian hay va ý nghĩa như thế mà dưới con mắt “nghệ sĩ” của Thi sĩ lại trở nên vô giá trị và tiêu cực đến thế? phải chăng thi sĩ đã quá bi quan và có cái nhìn phiến diện chăng?
Tôi không nghĩ bài thơ này là sự thể hiện của một cái nhìn bi quan và phiến diện. Trái lại, nó là cách hiểu sâu sắc. Như trong môn tập làm văn ngày trước chúng ta vẫn được nhà trường và các thày cô dạy thì hình ảnh bông hoa sen là tượng trưng cho hình ảnh người Việt Nam chúng ta : dù sống ở những nơi không mấy thanh tao nhưng sen vẫn giữ cho mình được một nét đẹp… thế nọ thế kia… Bản thân tôi khi đó cũng vẫn chỉ nghĩ đơn giản là như vậy và viết theo thày cô như vậy một cách máy móc. Nhưng sau này, cứ càng nghĩ về nó tôi lại càng cảm thấy có gì đó không ổn.
Đến hôm nay đọc được bài thơ của tác giả Phùng Quán, tôi mới nghĩ được nhiều hơn về vấn đề này và đã nhận ra được cái điều “gì đó không ổn”. Vì sao nhà thơ lại có thái độ dường như là “phẫn nộ” với câu ca dao như vậy? Theo chủ quan của tôi thì thấy rằng đó là do cách nói, cách nhận thức sai lầm hoặc cố tình viết sai, sai về cách dùng từ “Gần” và sai về cách so sánh hình tượng cây hoa sen với người Việt Nam.
Trước tiên, có thể nói về từ “gần” – từ chỉ để thể hiện rằng bạn đang sống trong cùng một hoàn cảnh nào đó với một thực thể khác, không có mối quan hệ gốc gác, nuôi dưỡng, phụ thuộc lẫn nhau, nếu dùng trong trường hợp “gần mực thì đen – gần đèn thì sáng thì thích hợp. Nhưng thực tế là hoa sen được lớn lên “Từ bùn” chứ không phải là “Gần bùn” như câu ca dao. Nhờ có bùn, hoa sen mới được sinh ra, nhờ có bùn hoa sen mới sống được và phát triển, như vậy không thể nói rằng hoa sen chỉ sống “gần” bùn được. Như tác giả nói, nó đã thể hiện sự “che giấu từ bỏ” nguồn gốc của, tôi có thể cảm nhận được điều này. Và tôi tin bạn cũng vậy. Không có lý gì bạn có thể nói về cha mẹ – người đã sinh ra, nuôi dưỡng bạn bằng một câu “tôi sống _gần_ họ mà không hề …”hôi tanh” (xấu xí, nghèo, hèn, lam lũ…) như họ” được! Cách dùng từ “gần” và từ “hôi tanh” ấy chẳng phải chính là cách nói của những kẻ hoặc ngu xuẩn, hoặc phản trắc hay sao?
Điều sai tiếp theo là cách ví hoa sen với người Việt Nam, vì sao? Hoa sen rất đẹp và rất đáng quý nhờ hương thơm và vẻ đẹp của nó, nhưng là một loại thực vật, vô tri vô giác, dù gì nó chỉ là một loài hoa, “gần (hay “từ”) bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” xem ra không có gì đáng phải bàn cãi. Tuy nhiên nếu như đem ví nó như người Việt chúng ta thì không hợp lý. Vì đạo lý của người Việt chúng ta luôn tôn thờ là “uống nước nhớ nguồn”, luôn coi trọng nguồn gốc, tổ tông. . . Ta không thể nào mang mối quan hệ giữa bùn và hoa sen ra để ứng với mối quan hệ giữa con người với nguồn gốc của mình được.
Như vậy ta có thể thấy câu thứ tư trong bài ca dao, cũng là câu mang ý chủ đạo của cả bài: “Gần bùn (đúng ra là từ bùn) mà chẳng hôi tanh mùi bùn” bản thân đã không phải là một mệnh đề “chuẩn” thì chẳng thể chứng minh được điều gì đúng cả, huống chi lại được các “nhà giáo dục” của chúng ta đem mệnh đề đó đi so sánh với người Việt Nam.
Tôi thấy việc phản đối để câu ca dao này trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam là một cái nhìn nghiêm khắc nhưng thật sự sâu sắc và đúng đắn.
Bạn thử nghĩ kỹ xem, dù với 3 câu trên của bài ca dao này rất hay, nhưng câu cuối đã làm hỏng tất cả.
Hoa sen đẹp thì có đẹp, nhưng nó chỉ là hoa, và dưới chân nó vẫn là bùn…
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Một câu thơ khiến người nghe phải suy ngẫm, tại sao những ý kiến trên đều là phản bác, tôi không cho là như vậy và hoàn toàn khinh bỉ những coi thường tới các loài hoa, đặc biệt là hoa sen. Hoa sen – một loại hoa vô cùng tao nhã thanh khiết, đúng nó từ bùn mà sinh ra nhưng no vẫn kiêu hãnh đứng trước ánh mặt trời khoe sắc tỏa hương, mà mùi hương của sen cũng đặc biệt lắm cơ, nhè nhẹ mà trong mát, cũng khiến làn nước bùn thêm trong vắt yên ả, ấy chính là cái tốt đẹp của hoa sen, mang đến hương thơm cho sinh loài.
Thật sự theo tôi đây là một bài thơ mang hàm ý chính trị, tôi chỉ cảm thấy, hoa sen mang hình dáng của ông Hồ Chủ Tịch, hoặc hình ảnh phù phiếm của Đảng mà thôi, nhưng dẫu sao, tôi vẫn đồng ý cùng nhà thơ Phùng Quán.
Bài thơ hay
Thơ Phùng Quán thẳng thừng trực tiếp vậy mà đọc cũng không hiểu, bó tay những người “yêu thích văn chương” thời nay…
[…] http://www.thica.net/2008/04/09/hoa-sen […]