Chăn trâu đốt lửa
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Nếu ai đã, đang và sẽ trở thành những doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, hay đơn giản hơn, là những chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán nhỏ, các bạn hãy tin tôi đi, một người đã bươn chải trên thương trường 2 chục năm nay, những điều tôi sẽ viết về số phận, về cái “nghiệp” của nghề đá chúng ta, qua bài thơ “Chăn trâu đốt lửa”.
Những người lãnh đạo, những người bỏ đồng tiền máu thịt của mình để đầu tư sản xuất, kinh doanh, những người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đồng vốn đầu tư của mình, gánh vác thật nặng nề cái nhiệm vụ làm sao cho đồng vốn đầu tư được bảo tồn và phát triển, xây đắp và bảo vệ sự hưng vượng hay suy thoái hoặc tồn vong của doanh nghiệp mình- họ có sung sướng và an nhàn, có giàu sang và phú quý, có hạnh phúc và thảnh thơi, khi họ được gọi bằng cái tên rất kêu là các ông chủ, bà chủ?
Họ đang chăn trâu trên cánh đồng rộng lớn, mùa đông gió lạnh, ruột rét căm căm, không nơi nương tựa, không điểm dừng chân, không người giúp sức. Họ muốn đi trên cánh đồng rộng ấy, muốn đi những con đường chưa ai từng đi, làm những việc chưa ai từng làm , nghĩ những điều chưa ai từng nghĩ. Họ là những chủ nhân dũng cảm, đầy lý tưởng cao cả và tham vọng chiến thắng, vinh quang. Họ nhất định không chịu tin rằng: 2+2=4 !
Cánh đồng không, mông quạnh, họ đi nhặt từng cọng rạ, cọng rơm để đốt lên ngọn lửa chiến thắng! Và họ đã làm, để thực hiện cái việc tưởng chừng như đơn giản và thiết thực ấy, với một quyết tâm cao cả!
Họ đâu có ngờ , cái công việc tưởng chừng đơn giản ấy , bỗng trở nên vô cùng phức tạp, khó khăn!
Rạ rơm để thắp lên ngọn lửa, để sưởi ấm trái tim giá lạnh của họ, chẳng gom góp được bao nhiêu! Cứ đốt lên, rồi lại muốn tắt ngấm, vì rạ rơm để hun đắp lên ngọn lửa thì ít, mà “gió đông”lạnh lẽo, hun hút” thì hoành hành, chỉ muốn dập tắt ngọn lửa của họ mà thôi! Cánh đồng rộng lớn quá! Gió đông cứ rú rít, lúc thì từ trên đè xuống, lúc thì từ dưới luồn lên, lúc thì lách ngang, luồn dọc; khi mạnh mẽ ào ào, lúc lại mơn man nhè nhẹ. Vì thế cho nên, cái người đang chăn trâu và đốt lửa kia, cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào thắp nổi lên ngọn lửa, vì “Rạ rơm thì ít”, mà “Gió đông” lạinhiều!
Nhưng
Lại nhưng…
Người ấy, dù biết vậy, vẫn miệt mài thực hiện ý định của mình một cách mê say và tin tưởng, với một quyết tâm cao, một nghị lực phi thường và quyết tâm sắt đá, một niềm tin tưởng rằng nhất định mình sẽ thành công, nhất định mình sẽ thắp lên được ngọn lửa!
Đứa trẻ chăn trâu, đốt lên ngọn lửa, để nướng chín củ khoai, ăn lót dạ đỡ đói lòng- nhưng mải mê đuổi theo một cánh diều trong sáng, hướng lên trời cao, ước mơ như cánh diều no gió, tung cánh bay lên tận trời cao, mà quên cả đói khát, quên cả bản thân, quên cả củ khoai đang vùi trong tro nóng, đã cả buổi chiều rồi, cái củ khoai thiết thực mang lại cuộc sống , đã cháy thành tro!
Chúng ta, những người say mê ĐÁ, đi theo tiếng gọi linh thiêng của ĐÁ, ai mà chẳng giống như đứa trẻ chăn trâu kia! Đó phải chăng là số phận- là CÁI NGHIỆP của mỗi chúng ta? Các bạn trẻ thấy ý kiến của tôi thế nào? Hãy cho tôi biết, để chúng ta cùng suy ngẫm nhé!
Để kết thúc bài viết, tôi xin trích lại bài thơ:
“Chăn trâu đốt lửa trên đồng,
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều,
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro!”
Đào Kim Phượng.
“Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều” chứ. Chăn trâu mùa Đông thì mới đốt lửa cho ấm. Mùa đông làm gì có “giông”. Admin làm ơn kiểm tra lại giùm.
Hơ hơ! Vui thật. Lời bình đầu tiên cung cấp cho ta một vốn kiến thức khá phong phú về kinh doanh tiểu thủ công nghiệp! Đọc thấy tỉnh cả ngủ! Rất là bán hàng đa cấp!:))