Ngày về
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây với phố xưa
Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá
Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa
Ta nhìn hai mắt ta nhìn mãi
Lòng ta như lửa đốt dầu sôi
Nằm lại những chân rừng đầu núi
Hôm nay bao đồng chí đâu rồi
Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt
Leng keng chuông xe điện đổ hồi
Lòng ta bỗng như dòng suối mát
Ta đã về đây, Hà Nội ơi!
Em Hà Nội má em ửng đỏ
Áo hoa em cất tự bao giờ
Góc phố bờ tường bao máu đổ
Còn tươi nguyên như những lá cờ
Từ khắp bốn phương trời lửa đạn
Đàn con về sau những năm xa
Cởi súng gạt mồ hôi trên trán
Ta lại xây Hà Nội của ta
9/1994
Bài này viết vào năm 1954 hay 1975 đã không hay, lại còn viết vào năm 1994. Quá hời hợt về Ngôn từ, Sự kiện, Hình ảnh để tạo cảm xúc.
Lê Sỹ Thiệp
1- Rất cám ơn Thica.Net đã trả lời quá Chân thành và Nghiêm chỉnh.
2- Tất cả các Bài Thơ trên mà Bạn giới thiệu, tôi đều có hoặc thích thì sẽ có, bạn khỏi cần gửi. Tôi đã có lời CHÊ một số bài ấy nữa đấy.
3- Tôi rất không thích Thơ và “CẢ CON NGƯỜI NGUYỄN ĐÌNH THI”. Bằng kiến thức của một người gần 80 tuổi, được trải nhiều học vấn và công việc, tôi đã nhìn và thấy ANH THI KHÔNG PHẢI LÀ NGƯƠI ĐẮM MÌNH NGHIÊM CHỈNH VỚI ĐỜI SÔNG CỦA DÂN TỘC TA. Do có Tài(cũng vừa thôi nhưng đa năng), anh ấy CHỈ “ĐÁ GÀ ĐÁ VỊT” vào việc đời này đôi chút nên chẳng có Việc nào sâu sắc tận đáy lòng anh ấy cả. Tôi đã viết nhiều về Đồng đội và Tôi Khóc dòng khi viết, nhưng tôi tin chắc là anh Thi không thế. Anh ấy KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH THẬT SỰ CÙNG DÂN TỘC. Anh ấy chỉ như người ĐỨNG XEM ĐỜI DÂN TỘC TA và thỉnh thoảng VỖ TAY MỘT CÁCH LỊCH SỰ thế thôi, chứ không cảm xúc THẬT SỰ. Nhiều bài Thơ của anh ấy rất vô cảm, kém cả Văn xuôi. Tôi không câu nệ Vần Điệu đâu, mà về Cảm xúc ấy.
4- Những cảm nhận của tôi về NĐT là hoàn toàn vô tư, vì tôi chẳng có “TƯ TÌNH” gì với Giới Văn Nghệ sĩ, cũng chẳng mắc BỆNH NGHỀ NGHIỆP, vì Nghề của tôi quá Xa Nghề Văn Thơ.
5- Do sứ mạng và công việc của các Bạn không cho phép các bạn Viết như tôi, nhưng cũng đừng Ca ngợi anh ấy quá mức.
GSTS Lê Sỹ Thiệp, nguyên Giảng viên HVHCQG
LẠI NÓI V Ề “NGÀY VỀ”.
1- Là người đã “..ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng, lá rơi đầy” như anh Thi đã viết khi chúng ta đành phải rút khỏi Hà Nội vì sức tấn công quá mạnh của giặc Pháp, là đồng đội, đồng thời của những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã từng đau lòng, thắt ruột nhìn “Hà Nội cháy khói lửa ngút trời..” khi giữa đêm phải chui qua gầm cầu Long Biên, vượt bài giữa sông Hồng giữa đêm đông nước cạn vì không đủ sức giữ Hà Nội như anh Thi đã viết trong “Người Hà Nội” mà cảm xúc “Ngày về” như trên thì quả là HỜI HỢT HẾT CHỖ NÓI.
2- Sẽ làm rơi nước mắt bao người nếu NGÀY VỀ anh Thi đến TẠ TỘI với THÁP RÙA, với HỒ GƯƠM, với những gì thân yêu nhất của Thủ Đô vì mình và đồng đội khi mùa đông năm 1946 đã vì LỰC BẤT TÒNG TÂM nên đành phải “..ra đi đầu không ngoảnh lại” dù khi đó “Hà Nội cháy khói lửa ngút trời” và BẤT NGỜ được nhận từ THÁP RÙA như vầng trán NGƯỜI CHA, HỒ GƯƠM như dung nhan của MẸ sự HIỀN TỪ, BAO DUNG, THA THỨ, vì BỐ- MẸ hiểu thấu lòng con và tình thế đất nước ngày ấy.
Rất tiếc là anh Thi đã không CÓ CẢM XÚC ĐÓ, mà lại vẫn SÁO MÒN, CÔNG THỨC với MÁU ĐỎ- MÁ(em)ĐỎ- CỜ ĐỎ- MẶT HỒ XANH, còn XƯA HƠN DIỄM
THƠ LÀ THẾ, LÀ BỆ CẨM THẠCH ĐỂ ĐẶT LÊN ĐÓ TƯỢNG ĐÀI CỦA TÌNH NGƯỜI. Chỉ có ai THẬT SỰ TÌNH NGƯỜI mới có CHẤT THƠ, còn LÀM THƠ ĐÂU PHẢI LÀ CÁI GÌ GHÊ GỚM, nó chỉ là CÁCH NÓI ĐẶC BIỆT, CÙNG LẮM LÀ NHƯ NGOAI NGỮ, HỌC LÀ BIẾT
Lê Sỹ Thiệp