Cuộc chia ly màu đỏ
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang hừng trên nét mặt
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai…
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si
Và người chồng ấy đã ra đi…
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly…
1964
Đây thật sự là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Một bài thơ đọc qua một lần, tôi chẳng có ấn tượng gì cả, nhưng lần thứ, lần thứ ba… thì tôi mới hiểu hết những gì gọi là… CUỘC CHIA LI MÀU ĐỎ. Nó sâu sắc và ấm áp, mạnh mẽ nhưng bình yên lạ lùng, khiến người đọc cứ mãi xao xuyến và phải suy nghĩ. Đó là tình yêu tha thiết, là nỗi hi vọng mỏi mòn, niềm ước vọng mênh mông…
“Nắng vẫn còn ngời trên những mắt lá si”; Câu thơ post lên đây thiếu mất chữ “mắt”. Đó là đôi mắt dõi theo người ra đi mà.
đây quả là bài thơ hay, càng đọc càng thấy mến, lâu lâu không đọc lại thấy nhớ . Nó cho ta một cái cảm giác gì đó xao xuyến,khó tả. Tôi thấy nhà thơ Nguyễn Mỹ thật là tài năng, tuy ông đã ra đi nhưng ông vẫn còn mãi với nhưng ai yêu “cuộc chia li màu đỏ” ông đã hi sinh vì tổ quốc. mỗi lần tôi đọc bài thơ của ông tôi lại có cảm giác như ông chính là người chông của cô gái trong bài thơ, người chồng ấy đã ra đi
Tôi rất mong thica.net ghi âm những nghệ sỹ ngâm thơ những bài thơ kể trên, trừ những bài đã được phổ nhạc thì nghe ngơm thơ vẫn rất hay. Nhiều lúc lắng lại nghe 1 bài ngâm thơ rất tuyệt. Mà các nghệ sỹ ngâm thơ đời sống cũng khó khăn, không giàu có như mấy ca sỹ chắc giá một bài ngâm rẻ hơn một bài hát rất nhiều. Rất mong thica.net làm được điều đó. Chắc sẽ có thêm nhiều người yêu thơ hơn nữa
1 bài thơ hay.đọng lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm.giúp cho thế hệ sau như chung cháu hiểu rõ thêm về 1 thời chiến tranh gian khổ.cháu mong một lần nào đó sẽ được nghe các nghe sĩ ngâm bài thơ này
Nếu đang trong cuộc vui mà ai đấy nói hai tiếng chia li thì tự nhiên cả cuộc vui lắng xuống. Nếu bạn đang buồn lại phải nghe thêm hai tiếng chia li thì nỗi buồn thêm nặng trĩu và bạn dễ trở nên suy sụp. Khi phải nghe hai tiếng chia li thì dù bạn đang ở hoàn cảnh nào cũng đều cảm thấy buồn. Chẳng thế mà Nhà Phật coi sự biệt li là một trong nhưng nỗi đau khổ nhất của con người trong cõi trần gian “Biệt li khổ”.
Nhưng trong cuộc chia li của Nguyễn Mỹ là “Cuộc chia li màu đỏ”. Cuộc chia li màu đỏ, màu của chiến tranh máu và nước mắt, màu của tình yêu với trái tim tràn đầy nhiệt huyết sức sống của tuổi trẻ. Với “Cuộc chia li màu đỏ”, Nguyễn Mỹ đã mang đến cho người đọc với một tấm trạng đa chiều: tâm trạng buồn da diết giữa người ra đi và người ở lại; tâm trạng háo hức khí thế tấn công của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và tình yêu của tuổi trẻ đang phơi phới tuổi xuân tràn đầy hy vọng chờ ngày thống nhất cùng nhau sum họp.
Cuộc đời vẫn thế, vẫn có rất nhiều cuộc chia li, nhưng “Cuộc chia li màu đỏ” lại gây cảm xúc thật khác thường cho người đọc. Chân thành cảm ơn nhà thơ Nguyễn Mỹ.
Nếu đang trong cuộc vui mà ai đấy nói hai tiếng chia li thì tự nhiên cả cuộc vui lắng xuống. Nếu bạn đang buồn lại phải nghe thêm hai tiếng chia li thì nỗi buồn thêm nặng trĩu và bạn dễ trở nên suy sụp. Khi phải nghe hai tiếng chia li thì dù bạn đang ở hoàn cảnh nào cũng đều cảm thấy buồn. Chẳng thế mà Nhà Phật coi sự biệt li là một trong nhưng nỗi đau khổ nhất của con người trong cõi trần gian “Biệt li khổ”.
Nhưng trong cuộc chia li của Nguyễn Mỹ là “Cuộc chia li màu đỏ”. Cuộc chia li màu đỏ, màu của chiến tranh máu và nước mắt, màu của tình yêu với trái tim tràn đầy nhiệt huyết sức sống của tuổi trẻ. Với “Cuộc chia li màu đỏ”, Nguyễn Mỹ đã mang đến cho người đọc với một tấm trạng đa chiều: tâm trạng buồn da diết giữa người ra đi và người ở lại; tâm trạng háo hức khí thế tấn công của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và tình yêu của tuổi trẻ đang phơi phới tuổi xuân tràn đầy hy vọng chờ ngày thống nhất cùng nhau sum họp. Bởi thế, trong bài thơ có rất nhiều màu sắc được nói đến: màu vàng của nắng thu sắp chuyển sang đông; màu đỏ của màu áo của cô gái được tác giả liên tưởng đến màu than lửa hồng ấm áp; màu xanh của lá cây; màu trắng của nón trắng; màu hồng ngọc của buổi ban mai. Mỗi màu sắc nói lên một tâm trạng của người ra đi và người ở lại. Nhưng tất cả những màu sắc ấy lại hội tụ đồng quy về màu đỏ để “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”. Sự hội tụ đồng quy đó được thể hiện rõ nét trong khổ cuối của bài thơ:
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly…
Màu đỏ của khí thế tiến công, của tình yêu rực lửa, của sự hy vọng tràn đầy, của ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước nồng nàn của cả dân tộc.
Cuộc đời vẫn thế, vẫn có rất nhiều cuộc chia li, nhưng “Cuộc chia li màu đỏ” lại gây cảm xúc thật khác thường cho người đọc. Chân thành cảm ơn nhà thơ Nguyễn Mỹ
Hix, một bài thơ quá hay. nhưng sao lại không đưa vào chương trình sgk thpt nhỉ?
Đã lâu.Tình cờ tôi gặp một cuộc chia li,màu chia li không giống màu của thi nhân Nguyễn Mỹ nhưng lại xốn xang lòng.Cám ơn cuộc chia ly đầy niềm hy vọng.
bạn thaiann2 bình hay quá. Một bên là tình cảm, một bên là lý tưởng. Tôi rất thích bài thơ này. Đọc đã thấy thích ngay từ lần đầu tiên, rất hùng tráng. Chia ly mà không bi lụy. Nước mắt đã chảy chỉ càng làm cho cuộc chia ly trở nên bi tráng ^^
có một sự bình yên trong ánh mắt!
Tôi rất yêu bài thơ này của nhà thơ Nguyễn Mỹ ngay từ khi còn học phổ thông ,tôi còn nhớ như in trong một tiết văn có đề bài ” anh,chị hãy phân tích và bình luận bài thơ ” cuộc chia ly màu đỏ ” của Nguyễn Mỹ ”
năm đó vào khoảng 1979-1980 tôi đã phân tích và bình luận bài thơ với tất cả cảm xúc thực sự của mình ( tôi vốn có năng khiếu về môn văn mà ) và tôi đã được điểm cao nhất về bài văn đó ,cuộc chia ly tuy mang một nỗi buồn nhưng không phải là nỗi buồn đau ,mà đó là một “cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ – tươi như cánh nhạn lai hồng … ”
hai người vẫn hy vọng một ” ngày mai sẽ là ngày sum họp”
họ sẵn sàng xa nhau vì ” khi Tổ quốc cần ,họ biết sống xa nhau”
Tuy không ngăn được nước mắt chia ly ,nhưng đó không phải là những giọt nước mắt đau khổ ,mà là những giọt nước mắt ” long lanh ,nóng bỏng ,sáng ngời” và ” rạng đông đang bừng trên nét mặt”…
Họ biết hy sinh tình cảm riêng tư để hiến dâng tuổi trẻ cho Tổ quốc ,thật đáng trân trọng…
Như không hề có cuộc chia ly…
Đọc tựa đề đã thấy hay rồi,đọc hết bài,nhất là câu cuối cùng càng thấy hay.Tôi thích câu cuối nhất.Khi tiễn chồng đi xa,chắc người vợ muốn gửi gắm lòng mình vào sắc đỏ của chiếc áo,thay cho lời cầu mong:”chói ngời sâc đỏ…”Cảm ơn BBT đã tuyển chọn bài thơ đầy ý nghĩa.
haha minhd đọc bài này hay quá
[…] giờ tôi mới đủ nghiêm túc đọc hết bài thơ này, xem nghiêm túc hết bộ phim […]