Tình thứ nhất
[…]
Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ
Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau
[…]
(Tiểu sử do nhà thơ tự viết)
1926 – được bà mẹ đẻ ra đời
1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại
1933 – bắt đầu đi học a, b, c… trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý
1936 – học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh, Nguyễn Đức Nguyên, Đào Duy Anh, vân vân
1940 – về Quảng Nam chăn bò
1942 – trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 – nhập ngũ , bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 – vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm … (TÂN VIỆT xuất bản)
1957 – TÂN VIỆT xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyên Khắc Hiếu, giảng luận về Chú Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Tho Trường và Phan Văn Trì
1962
Tập thơ Mưa Nguồn
Tư Tưởng Hiện Đại
1963
Lá Hoa Cồn (thơ)
Ngân Thu Rớt Hột (thơ)
Màu Hoa Trên Ngàn (thơ)
Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (hai tập) (do đứa em ..)
1965 – nhà cháy mất trụi bản thảo
In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
Dialogue (viết Avantpropos (viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và Letre à René char) (Lá Bối in)
Sa Mạc Trường Ca (An Tiêm in bản)
1968 – 68
Dịch Martin Heidegger Erlauteninger gu Heidergger dich. Giảng giải về thơ.
(Lời, Cố Quận (An Tiêm) Lễ Hội Tháng Ba) (Quế sơn Võ Tánh)
Con Đường Ngã Ba (An Tiêm)
Bài Ca Quần Đạo (Nguyễn Đình Vương)
1969 – Bắt đầu điên rực rỡ
1970
1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
3. Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)
1971 – 75 – 93
Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong chơi như hài nhi (con nít)
Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.
Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc…..
Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
Do đâu mà ra được như thế ?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.
[…]
Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ
Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau
[…]
Bàn chân bước người đi về một thuở
Lá phân vân bờ bến cát sương rung
Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ
Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng!
Bóng trắng xa bay về em có thấy?
Cuối phương ngàn rừng núi mộng trong sương
Dòng sông đục dòng sông xưa sóng dậy
Nghe triền miên nức nở lệ bên đường
[…]
[…]
Uống xong ly rượu cùng nhau
Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời
Em còn ở lại vui chơi
Suốt năm suốt tháng suốt nơi lan tràn
Riêng anh về suốt suối vàng
Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Đà
[…]
[…]
Những người ngồi đó
Chờ đợi rất lâu
Và trong khi đó
Nước đổ dưới cầu
Em bước qua mau
Như màu hoa cũ
Nắng hạ kia đâu
Gọi hồn tu hú
Trời sẽ bỏ đi
Đất sẽ bỏ đi
Nước sẽ bỏ đi
Nghĩa là nghĩa là
[…]
Tôi cười tôi khóc bâng quơ
Người nghe cười khóc có ngờ chi không?
[…]
Mảnh băng tuyết khóc rẫy ruồng
Mộng hoang phế rụng bên nguồn nước xanh
Chiêm bao tàn tạ trăng cành
Ngàn xưa gục ngã bên thành luỹ xiêu
[…]
Em chết bên bờ lúa
Ðể lại trên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con
Anh qua miền cao nguyên
Nhìn mây trời bữa nọ
Ðêm cuồng mưa khóc điên
Trăng cuồng khuya cuốn gió
[…]
[…]
Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì
[…]
Mùa xuân thu vội gieo vàng
Rớt nhung nhớ hột xuống hàng lạnh xương
Kể chi câu chuyện môi hường
Hôn làm chi gái bờ mương không quần
[…]
Chân trời mộng mị vàng pha
Mùa Phương Lan giậy bên tà dương buông
Vói tay sầu khổ hao mòn
Đầu nghiêng rũ tóc miệng tròn thơ ngây
Chiêm bao dần rộng phai ngày
Liễu in dòng rụng thu đầy hồ phơi
Hào hoa tiếng lạnh trong lời
Về trong vân thạch em ngồi vén xiêm