Trên non cao
Ta biết nhà ông rầu thấy mồ
Thôi cuối tuần này theo ta lên núi
Lên thật cao nhìn xuống đời lô nhô
Rũ bớt bụi trần, quên thân múa rối
[…]
Cao Tần là bút hiệu khi làm thơ của nhà văn Lê Tất Điều. Ông sinh ngày 2 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, còn có bút hiệu khi viết báo là Kiều Phong.
Lê Tất Điều di cư vào Nam năm 1954. Từ năm 15, 16 tuổi ông đã bắt đầu viết một số truyện cho các báo hàng ngày: viết “Mỗi ngày một truyện” cho báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh, một số truyện cho bà Bút Trà trong phụ trương đặc biệt của báo Sài Gòn Mới. Ngoài viết văn ông còn dạy học. Ông chính thức bước vào giới văn chương và trở nên nổi tiếng với loạt truyện ngắn in trên tạp chí Bách Khoa, bắt đầu từ truyện Cỏ hoang.
Trước 1975 Cao Tần là sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa. Tháng 5 năm 1975, ông di tản đến Hoa Kỳ.
Từ năm 1976 đến 1979 Cao Tần hợp tác với các tạp chí Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật trong chức vụ tổng thư kí hoặc chủ bút. Từ năm 1990 ông là cố vấn niên trưởng Thư Viện Toàn Cầu.
Hiện nay Cao Tần cư ngụ tại thành phố San Diego thuộc tiểu bang California.
Tác phẩm đã xuất bản:
Giải thưởng: Giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam trước 1975 với truyện dài Đêm dài một đời.
Ta biết nhà ông rầu thấy mồ
Thôi cuối tuần này theo ta lên núi
Lên thật cao nhìn xuống đời lô nhô
Rũ bớt bụi trần, quên thân múa rối
[…]
[…]
Trong công viên xưa có chiếc ghế đá
Giờ đẫm mưa chiều hay tươi nắng mai?
Ghế như ngà, bên hàng thông, em nhớ?
Ta bên nhau trên đó những ngày vui
Chiếc ghế từng nghe lá úa thở dài
Nghe đồi cỏ mùa xuân cười rực rỡ
Chia sẻ những buồn vui
Của thời em rất nhỏ
Em hãy đến tìm ở nhà thờ đỏ
Ngôi thánh đường gạch hồng như son
Nơi ta thường quanh quẩn những hoàng hôn
Tìm kỹ nhé: ngay sau cây thánh giá
Em hãy tìm về sau căn nhà cũ
Đứng bên rào mà ngó lại vườn xưa
Em nhớ nhé: dưới tàn cây trứng cá
Những trái mọng hồng trong ánh nắng sau mưa
Ở góc vườn còn một viên gạch vỡ
Nơi nảy mầm hy vọng một giàn dưa
[…]
[…]
Chú nào ngồi hiên nhà ta chiều nay
Nghe mưa Sài gòn rạt rào thơm mát
Sau một ngày nắng loá chín tầng mây
Những mái tôn mưa cười ran hạnh phúc
Chú có biết yêu thương vài nụ hồng
Đã thắm tươi trên giàn che cổng gỗ
Những giọt trong veo từ cõi vô cùng
Vỗ rộn ràng vui trên từng lá nhỏ
[…]
[…]
Ðời đang bão khi không chìm lặng ngắt
Như cành khô nằm chết đáy sông sâu
Ðời đang dậy sóng thần lên bát ngát
Bỗng vùi yên đáy biển một thân tàu
[…]
[…]
Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không
[…]
[…]
Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở
Và gửi cho anh một tờ giấy trắng
Thấm nước trời quê qua mái dột đêm mưa
Để anh đọc: Mênh mông đời lạnh vắng
Em tiếc thương hoài ấm áp gối chăn xưa…
[…]
Cù lần dọa đêm nay đâm chết hết
Ôi, ví dầu chú mở được tim anh
Chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết
Với khăn tay nhàu nát chữ thêu xanh
Với danh thiếp những tên đường đã đổi
Những số nhà chớp mắt đã tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương
[…]
Tiếng Việt trong ta ngày mỗi héo
Hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
Dốc mở như đời ta trước mặt
Sương kín như đời ta hôm xưa
Giang hồ một túi bài ca cũ
Hát nhảm cho qua nốt tuổi già
Qua những bình minh còn ngái ngủ
Còn như chưa lạc mất quê ta
Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
Trên đường chênh chếch nắng mênh mang
Trôi xuôi một mảnh hồn lưu lạc
Ðã chán nhân gian ở cuối đường
[…]
[…]
Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
Người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
Mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Ôi trong ví những người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Ôi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ
[…]
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng