Tưởng tới người vắng mặt
[…]
Khi em bỏ ta đi
Có nghe lòng trống trải?
Khi em bỏ ta đi
Có nghe rừng gió mãi
Ngày đã thổi sương theo
Tình hoang mang rất vội
Qua những miền hư hao
[…]
Nhà thơ Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.
Ông làm thơ rất sớm từ năm 1953 khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, ông bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn. Năm 1969, ông theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Ông là một trong bảy nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “Bảy vì sao Bắc đẩu” của nửa thế kỉ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Ông cũng là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Đình Chương, Trần Duy Đức, Nguyên Bích, Đăng Khánh, Anh Bằng, Phạm Duy, Hoàng Quốc Bảo, Từ Công Phụng.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông sang tị nạn tại Hoa Kỳ. Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ. Hiện ông sống cùng gia đình tại thành phố Garden Grove, miền nam California.
Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước và được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ những năm 1990. Năm 1993, G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn Understanding Vietnam, xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu. Cho tới nay ông là nhà thơ châu Á duy nhất có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Mỹ là Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Từ năm 1981 tới nay, Du Tử Lê đã có nhiều buổi thuyết trình về thơ tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc Châu trong đó có các trường Harvard, UC Berkeley.
Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập Thi ca thế giới từ thời thượng cổ tới hôm nay / World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time do NXB Norton New York ấn hành năm 1998.
Ngoài làm thơ Du Tử Lê còn vẽ tranh. Từ năm 2011, nhiều tranh của Du Tử Lê đã được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí. Trong hai năm 2012 và 2013 ông cũng đã tổ chức một số triển lãm tranh cá nhân tại Hoa Kỳ.
Du Tử Lê là tác giả của 58 tác phẩm đã xuất bản trong và ngoài nước, tiêu biểu là:
[…]
Khi em bỏ ta đi
Có nghe lòng trống trải?
Khi em bỏ ta đi
Có nghe rừng gió mãi
Ngày đã thổi sương theo
Tình hoang mang rất vội
Qua những miền hư hao
[…]
[…]
Cũng chỉ là gian dối
Thương nhỏ của lòng ta
Buồn hôm nay ngó lại
Thấy sầu ta nguy nga
Mưa còn trên lối cũ
Gió còn chờ sương sa
Cửa đời còn gió tạt
Lòng ta còn ai qua?
Anh đã hứa em an lòng hỡi nhỏ
Ta sẽ về tới chốn của thương yêu
Nơi sương sa như sữa suốt buổi chiều
Nơi mưa bụi xuống lòng nhau lấm tấm
Nơi đêm bước những bàn chân rất chậm
Và dãy đèn xấu hổ sẽ quay đi
Riêng hàng cây vẫn đứng đó lầm lì
Khi anh bỗng hôn em trời lu, (sao tỏ)
[…]
Hãy mang đi hồn tôi
Một hồn đầy bóng tối
Một hồn đầy hương phai
Một hồn đầy gió nổi
[…]
[…]
em ngủ trong lòng tôi
chẳng bao giờ dậy nữa
một đời rồi cũng thôi
chỗ ngồi kia đã bỏ.
Hàng cây thì cúi xuống
Lũ đèn đường đứng lên
Trời bày cho mây cuốn
Bóng tối dồn hơi đêm
Một mình thì cô đơn
Thư phai cùng dỗi hờn
Lần tay tìm cảm giác
Thời gian trôi lâu hơn
[…]
[…]
Trời hôm nay có người về ngang đây
Chân đi nhẹ quá nhẹ hơn ngày
Hồn tôi mỏng lắm xin đừng gió
Gió quá hồn tôi bay lên cây
[…]
tôi đã buồn như nỗi ngóng trông
tháng hai, trở lại những con đường
thấy tôi trên những tàng cây cũ
và những ngôi nhà đã bỏ không
tôi đã buồn như một ngọn cây
tháng hai, cành nhớ lá sương đầy
tháng hai, thôi đã không tay vẫy
và tiếng buồn rơi đều phương tây
tôi đã buồn như một nhánh sông
tháng hai, thôi vẫn chẻ đôi dòng
cánh chim nào lỡ quên soi bóng
trong vũng sầu tôi lên nước sơn
[…]
[…]
Chào thơ ấu! – Chông chênh sầu, nẫu, đỏ
Bước lầm than trong ngày, tháng tôi, vơi
Người nhón gót: thả vầng trăng thứ nhất
Trên tay tôi / cổ tích: mắt, môi người
Chào định mệnh! – Gõ cửa /tôi/ cuối kiếp
Trái tim người: lưu lượng biển, bao dung.
Người nhón gót: gửi điều chưa nói hết
Lên vai tôi. Mùi tóc mẹ ân cần.
[…]
[…]
Vì em tôi biến thành sơn tự
Mái đỏ tường rêu. Hoa hổ ngươi
Tình tôi là thảm xin em bước
Rất khẽ mà nghe đất nhớ trời
Nước mắt em trên chánh điện tình
Nở hoa siêu độ hoá tâm kinh
Đêm đêm tôi nhớ bàn tay cũ
Và thấy trong kinh đủ bóng, hình
[…]