Bình yên
[…]
Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu bình yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngõ ngoài hong tóc
[…]
Thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.
Ông mất ngày 5 tháng 5 năm 2010.
Tác phẩm
[…]
Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu bình yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngõ ngoài hong tóc
[…]
[…]
Hôm nay
Họ xa nhau từ lâu
Còn lại tiếng mưa ngâu
Gõ nhịp giọt gianh thềm đêm vắng
Và một dòng thơ
Trang trải nợ ban đầu
[…]
Xuân đã qua. Em cứ về bên ấy
Váy Ngân hà loang mặt tiểu hùng tinh
Ở bên này sao Ngưu đứng vậy
Nghẽn hương mùa mắt ướt òa xanh
[…]
Nửa đêm
Thuyền thúng đồng chiêm
đi tìm hướng làng xa
Ngọn cây đa trang hoàng khúc múa
đàn cá song lơ lửng tự tình
Ổ sáo đen mái chèo khua vỡ trứng
Gà lên chuồng chuông động bình minh
Đi tìm con bướm bạc đầu
Liếc qua hoa nhài nhuộm nâu
Đi tìm tóc rối đổi kẹo
Cụm tóc hờn ghen cài kẽ liếp
Lược bóng gương trong
Sợi tóc kéo mùa xuân
lìa bỏ bãi làng
[…]
[…]
Ngoài bến Luy Lâu
tóc mưa nghiêng đầu
vành khăn lỏng lẻo
Hạt mưa chèo bẻo
nhạt nắng xiên khoai
Hạt mưa hoa nhài
tàn đêm kỹ nữ
Hạt mưa sành sứ
vỡ gạch Bát Tràng
hai mảnh đa mang
Chiều khô lá ngải
mưa gái thương chồng
ướt đằm nắng quái
sang đò cạn sông
[…]
[…]
Phải chăng vì em quên
không giam cầm con dế đầu si
trong vỏ bao diêm kín lặng thành trì
để nó trốn qua khe tường bão đổ
sang mảnh vườn mai ly
[…]
[…]
Nhện bỗng đi đâu quá nửa ngày
Gió cuồng si quét mạng tơ bay
Hình em chuyển dáng rêu di động
Em đã thành ra một gốc cây
Anh cứ ôm cây đứng đợi chờ
Gió hoà mưa thuận quấn rêu tơ
Chờ em óng ả xôn xao hiện
Gỡ mạng che thân lưới nhện hờ
[…]
Thương em sóng cuốn mà quên
Dọc đê toàn ớt chỉ thiên tía hồng
Đôi ba năm kết một vòng
Vòng cay xé lưỡi
Mắt ròng tuổi mưa
[…]
Thôi em! Cỏ mịn chân đê
Anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa
Chỉ tay xuống đất làm mưa
Mát chân em khỏa lững lờ nguồn xuân
[…]
Nhớ em từ một đường khâu
Hai năm vai áo toạc đau xé lòng
Nhớ em từ miếng cơm không
Hai năm bát mẻ đũa còng chia nhau
Em ở đâu Tôi ở đâu
Hai năm cỏ bén rễ sâu trên mồ
[…]
[…]
Anh trẩy chùa Hương phía xót thương
Bến Trong bến Đục nửa chia đường
Thiên Trù chợt lắng chuông buông tím
Bỗng gặp em nằm đắp khói sương
[…]