Những thời vô tội
[…]
Tình yêu nằm trong giàn hoa
Giấc mơ năm mười sáu tuổi
Hành trang cho suốt cuộc đời
Giọt nước mắt toa tàu cuối
Tôi tựa cửa chờ chính tôi
Tuổi thơ đi không trở lại
Trong trắng xa rồi mãi mãi
Tan là tan vỡ mà thôi.
Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà nội, là con đầu lòng của nhạc sỹ Hoàng Giác. Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị. Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt nam. Hoàng Nhuận Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt nam năm 2005. Hiện ông đang sống tại Hà nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt nam, và cùng vợ lập hãng phim tư nhân Điệp Vân.
Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình các được bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu… Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim. Hoàng Nhuận Cầm đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972 – 1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu.
Tác phẩm:
Thơ:
Kịch bản phim
Ngày 20 tháng 4 năm 2021, ông qua đời đột ngột tại Hà Nội.
[…]
Tình yêu nằm trong giàn hoa
Giấc mơ năm mười sáu tuổi
Hành trang cho suốt cuộc đời
Giọt nước mắt toa tàu cuối
Tôi tựa cửa chờ chính tôi
Tuổi thơ đi không trở lại
Trong trắng xa rồi mãi mãi
Tan là tan vỡ mà thôi.
[…]
Nhớ thu đến – hạ đi trong trống trận
Tiễn tuổi thơ không một tiếng kèn
Đó hoa phượng, ôi mười năm hoa phượng
Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen.
Anh bất ngờ rơi xuống giữa tay em
Màu hoa trắng cuối cùng năm mười sáu
Những hừng đông nối nhau vào chiến đấu
Bao nốt trầm xa biếc lá me rơi…
Đừng bao giờ chán nản em ơi
Hãy gìn giữ những vui buồn đã có
Mùa xuân ấy dưới màu hoa rất đỏ
Anh xếp ba lô, lặng lẽ đốt thơ mình…
[…]
Một mai chết thật tình cờ
Thuốc trên tay khói vẫn dờ dật bay…
Một mai chết thật hao gầy
Xanh xao quần áo tháng ngày thủy tinh
Một mai chết hết tội tình
Một mình mình hát, một mình mình nghe
Một mai đi chẳng trở về
Rượu buồn đổ đắng vỉa hè buồn thiu
[…]
[…]
Và bông trang nở thật điềm nhiên
Lũ ve lại học bài trong khóm phượng
Chong chóng lượn trời ơi chong chóng lượn
Giấy trắng và áo trắng các em tôi
Giấy trắng và áo trắng các em ơi
Hôm nay là hai hàng sầu đông không lá khóc
Nếu là đứa trẻ mười hai đi học
Cho tôi ngồi hát giữa cỏ cây
Cho tôi ngồi hát với em đây
Thương cho hết những ngày em áo rách
Phượng hồng ngỡ ngủ quên trong sách
Những cánh hè nay hát giữa tay em…
[…]
Bạn bè mấy đứa nằm trong đất
Giờ có còn tương tư.
Vết thương chém bè trầm trong máu
Bây giờ sắp qua thu.
[…]
Tiếng lịch reo như dòng máu ứa
Tiếng khóc vang như thể tiếng cười
Buồn vui rồi cũng về cát bụi
Ai hát khi trời xanh bắt tôi.
[…]
Mình buồn lắm những đêm trăng,
“Qua phà Long Đại” mấy lần Văn qua
Mình buồn lắm lúc tàu xa,
Đất Hà Trung cái đất mà Văn yêu.
Mình buồn lắm những buổi chiều
Hoa Kim Đao nở những điều trắng tinh.
Mà cây nhang cứ lặng thinh
Mà Văn khóc mẹ, mà mình khóc Văn.
Thôi con lạy mẹ ngàn lần
Như anh lạy Mẹ trên đồng ngày xưa
Mẹ ơi, mẹ đổ trận mưa
Cho anh mát dạ, giọt thừa cho con
[…]
[…]
Tiếng hát làm ta nhớ tiếng trống tuổi măng non
Thịnh cùng tôi cầm đèn rọi ve quanh gốc sấu
Ve thăm thẳm, tiếng ve ngày thơ ấu
Thành sợi dây nối chúng mình cái ngày bé cỏn con.
Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu.
[…]
Anh về với bao la
Cỏ xanh vừa chấm ngực
Hiếm hoi như hạnh phúc
Mùa thu ngơ ngác xanh
Bay vụt qua đời anh
Mắt buồn và tóc rối
Khi mà mình có tội
Mây rất thờ ơ trôi…
Mai đành xa sông Thương, thật thương
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Sông ơi sông, sao sông trôi chảy mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn.
Mai đành xa sông Thương, thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình, náo động một mình anh.
[…]
Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
Em hay là cơn bão tự ngàn xa?
Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
Gió em vào – nếu chán – gió lại ra
Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó
Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi…