Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

Trang thơ Hữu Loan

Hữu Loan

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/04/1916 tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian.

Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Sau khi phong trào bị dập tắt vào năm 1958, ông phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương.

Thời kì cuối những năm 1980 Hữu Loan cùng với Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự lập đoàn Lang Biang, thực hiện chuyến đi xuyên Việt đòi quyền tự do, dân chủ về sáng tác, gây được tiếng vang lớn trong giới văn nghệ sĩ trên khắp đất nước.

Ông mất ngày 18/3/2010.

Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:


  • Thánh mẫu hài đồng


    […]

    – Anh của riêng em
    Anh rất lớn của em
    (Anh lớn thật, nhưng hiện đang rất bé)
    Và hai tay ghì cổ nàng
    Tôi kêu:
    Mẹ ơi!
    Mẹ, mẹ!
    bằng một giọng hài nhi
    mới học kêu bập bẹ
    trong hơi thở bừng bừng
    như bốc men

    – Lời vô thức?
    hay là tôi đối thoại?
    Sau đêm ấy là nàng đi
    đi mãi!

    […]

  • Ôm Tết vào lòng


    […]

    Ta đã cướp lại mùa xuân
    Cướp lại Tết về
    Ghì chặt trong tay
    Tết và mùa xuân đẫm máu
    Thịt da chằng chịt vết thương
    Những cặp vợ chồng
    Những người mẹ, người con,
    Gặp lại nhau ngày Tết
    Trống trải bao nhiêu
    Chỗ những người đã chết
    Bên người đi trở về
    Một năm nào
    Giữa Tết ra đi
    Trai gái tiễn nhau
    Còn xanh đôi mái tóc
    Tay cầm cổ tay
    Tròn như măng mọc
    Môi ngon như mận chín trong vườn
    Vai đứng kề vai nghiêng xuống giếng làng
    Đôi lứa gặp nhau
    Khác
    xa xôi
    ngày xưa tiễn biệt
    Và mùa xuân trở về cùng đi với Tết
    Lội ngập chân
    trong thương tích luống cày:
    Những bàn tay
    đã chặt phải
    những bàn tay
    Dù không vì hữu ý!

    […]

  • Chuyện tôi về


    […]

    Tôi đang thồ
    Công an không cho tôi đi
    Bắt quăng đá xuống
    Khắp người tôi lạnh
    Nổi da gà
    Tôi run bắn
    Nhưng kịp thời trấn tĩnh
    – Như thế là các người không
    Cho tôi làm ăn lương thiện
    Chỉ có bọn làm ăn bất lương là tha hồ tự do?
    Cấm làm ăn lương thiện
    Chưa có nước đế quốc
    Thực dân nào
    Dám to gan vi phạm?
    Tôi chỉ còn mỗi cách
    Làm ăn lương thiện
    Là mai tôi đi ăn mày
    Và đừng nói là tôi
    Bôi vàng
    Bôi đen
    Ai cả!
    – Tại sao lại không đi làm
    Cán bộ?
    – Đi làm cán bộ và đi ăn cắp là tôi không đi
    Người công an vội vã lên xe và như ném lại đằng sau:
    – Thôi anh cứ việc thồ

    Thế là tôi lại xếp đá lên xe
    Và lại khom lưng đủn
    Như Giê-xu cõng cây
    Thập tự
    Vừa đủn xe
    Tôi vừa hát lên í ử:

    […]

  • Cũng những thằng nịnh hót


    […]

    Những mồm
    Không tanh tưởi
    Ngậm vòi đu đủ
    Trợn mắt
    Phùng mang
    Thổi vào rốn cấp trên
    “Dạ, dạ, thưa anh…
    Dạ, dạ, em, em…”
    Gãi cổ
    Gãi tai:
    … Anh quên ngủ
    Quên ăn
    Nhiều quá!

    Anh vì nước
    Vì dân
    Hơn tất cả
    Từ trước đến nay

    Xoa chân
    Và xoa tay,
    Hít thượng cấp
    Vú thơm
    Như mùi mít

    […]

  • Chiếc chiếu


    Có ai thấy một người cha
    Từng buổi, từng buổi
    Trước tủ kính cửa hàng mậu dịch dòm như nổ mắt
    Tì mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
    Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
    Dù nhiều lần đã hạ giá
    Trong óc nổi bòng bong từng mớ
    Những cơm đến gạo đến quần đến áo
    Những đôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
    Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
    Từng sáng mai nhìn gầm giường
    Đốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
    Gió thổi từ dưới thổi lên
    Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
    Nhưng con đái dầm lại tiện
    Ròng rã mười năm kháng chiến

    […]

  • Tòng quân


    Nếu anh ra đi
    Mẹ già anh khóc
    Trai thời loạn ly
    Thương con khó nhọc

    Nếu anh ra đi
    Người vị hôn thê
    Những giọt nước mắt
    Đọng trên hàng mi

    Nhưng
    Nếu anh không đi
    Mẹ già anh khóc
    Trai thời loạn ly
    Mà con không đi

    […]

  • Đèo Cả


    […]

    Giặc
            từ trong
                        tràn tới
    Giặc
             từ Vũng Rô
                              bắn qua
    Đèo Cả
               vẫn
                    giữ vững
    Chân đèo
                    máu giặc
                                 mấy lần
                                             nắng khô
    Sau mỗi trận thắng
    Ngồi bên suối đánh cờ
    Kẻ hái cam rừng ăn nheo mắt
    Người vá áo thiếu kim mài sắt
    Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu

    […]