Dối lòng
[…]
Có khác gì lòng em,
Cửa lầu hoa vẫn đóng,
Nghe hồn anh chìm chìm,
Nghe buồn anh rộng rộng.
Một toán quân khát nước,
Đương đi tìm rừng mơ.
Sao em không bắt chước,
Nói dối như người xưa?
[…]
Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ độ về đây… Chính vì vậy ông được gọi là “thi sĩ giang hồ”.
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn – Giai phẩm.
Đến năm 1958, ông bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.
Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
[…]
Có khác gì lòng em,
Cửa lầu hoa vẫn đóng,
Nghe hồn anh chìm chìm,
Nghe buồn anh rộng rộng.
Một toán quân khát nước,
Đương đi tìm rừng mơ.
Sao em không bắt chước,
Nói dối như người xưa?
[…]
[…]
Lều gianh hết cả than hồng,
Một trang gió lạnh, mấy dòng thơ mưa.
Hỏi rằng tôi đã quên chưa?
Tôi còn nhớ lắm, và thưa: rất buồn.
Sang năm ra ở riêng rồi
Vợ tôi dệt lụa, tôi ngồi làm thơ
Lụa may áo, bán còn thừa
Tôi đem thay giấy viết thơ chung tình
Giăng câu này dưới mái gianh:
“Nhà cô thôn nữ, vợ anh học trò”…
[…]
Làm sao em sống như thừa
Cố đem men rượu tẩm vừa lòng đau
Kể từ hai đứa thôi nhau
Em thường chả có đêm nào không say
Sao em đơn chiếc thế này?
Sao em lại khóc như ngày chị đi…?
Ở đây còn có vui gì!
Vườn dâu xa lắm! Lối về chị xa
Con đường sang xóm Trữ La
Cách một ngày ngựa, cách ba ngày đò
[…]
[…]
Nàng đi còn có bao giờ
Ngoảnh trông lại kẻ se tơ lỡ làng
Pháo ơi, đừng nổ rộn ràng
Đừng phô sắc thắm, đừng làm ta say
[…]
[…]
Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn
Anh về quê cũ có buồn không anh?
[…]
Em là con Tướng trong tam cúc
Anh là quân Xe trong bàn cờ
Ví chăng có một nước Tình ái
Em là Hoàng Hậu, anh làm Vua.
[…]
Cha già ngừng chén biếng ngâm thơ
Đưa mắt nhìn theo hút dặm mờ
Xe ngựa người về tung cát bụi
Con mình không một lá thư đưa
Nghìn lạy cha già lượng thứ cho
Trót thân con vướng nợ giang hồ
Lòng son bán rẻ vào sương gió
Lãi được gì đâu? Đã mấy thu!
[…]
[..]
Tôi cầu trời mất mùa đông
Cố nhân xa lắm, áo bông rách rồi….
[…]
Lạy giời đừng sáng đêm nay
Đò quên cập bến, tôi say suốt đời.
Chiêu Quân lên ngựa mất rồi…