Đà Lạt một lần trăng
[…]
Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ
Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người
Tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng
Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi
[…]
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7/12/1948 tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.
Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường Phổ thông Trung học Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.
Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Tác phẩm:
[…]
Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ
Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người
Tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng
Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi
[…]
[…]
AQ túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua
[…]
[…]
Áo trắng là áo trắng bay
Thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh
Rừng xanh ai nhuộm mà xanh
Má hồng ai nhuộm mà quanh năm hồng…
[…]
Những năm bom đạn như gieo mạ
Lại chiếc xe thồ đi về Nam
Cha tôi qua cầu Bùng cầu Ghép
Tôi nhìn theo chớp lửa nhập nhoàng
[…]
[…]
Vụng Ông Lão nuốt người… vực Tôm sôi ùng ục
chúa lêu lổng là anh chàng Từ Thức
những bến sông chưa biết đã thuộc lòng
Chợ Bồng… Cẩm Thuỷ… Ngã Ba Bông
Bà tôi lặn lội bên sông
lả lá chè xanh xuống đò lên chợ
mẹ tôi gồng gánh thay chồng
da bánh mật mòn tre bánh tẻ
Cha tôi mải mê lang bạt kỳ hồ
xây rồi bán nếp nhà không văn tự
phủi tay về đẩy xe thồ
ngán ngẩm những con đường mệt lử
Chú tôi nướng nửa đời biệt xứ
nước mã hồi xin tí đất cắm dùi
cóc chết ba năm quay đầu về núi
khệnh khạng hát câu xin lỗi chân trời
[…]
[…]
Quê nhà ở phía ngôi sao
Qua sông mượn khúc ca dao làm cầu
Một thời xa vắng chia nhau
Nhớ thương vương lại đằng sau còn dài
[…]
[…]
Sốt cơn ác tính chín da
chiều sau lẳng lặng bạn qua đời rồi
đung đưa cánh võng không người
treo trong không khí một lời dở dang
Gió đi giật cục bàng hoàng
mây đỉnh núi chít khăn tang ngang trời
bao người yêu đã chết rồi
còn đau chưa nói được lời yêu nhau
[…]
Một tờ lịch tạ thế
chuông trời buông nhẹ không
xác thời gian xếp lớp xuôi giòng
[…]
[…]
Ta mơ màng, ta uốn éo, ta lả lơi
Để mặc kệ mái nhà xưa dột nát
Mặc kệ áo quần thằng cu nhếch nhác
Mặc kệ bàn tay mẹ nó xanh xao.
Ta rất gần bể rộng với trời cao
Để xa cách những gì thân thuộc nhất
Nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
Thăm thẳm nỗi lo, mắt vợ u sầu.
Viên thuốc nào dành để lúc con đau
Vợ nằm đó xoay sở mần răng nhỉ?
[…]
[…]
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…